Từ nguyên Người_Mã_Lai

Tên gọi "Melayu" được dùng để chỉ một dân tộc riêng biệt được cho là mở rộng phạm vi khi Vương quốc Malacca trở thành một cường quốc trong khu vực vào thế kỷ XV. Tên gọi này được sử dụng để mô tả đặc tính văn hóa của người Mã Lai khác với các văn hóa ngoại quốc trong khu vực, đáng chú ý là văn hóa của người Java và người Thái.[18] Trước thế kỷ XV, có thể nghe thấy các thuật ngữ và các biến thể khác trong các tư liệu nước ngoài và bản địa để đề cập đến các vương quốc trong lịch sử hay các bộ phận địa lý của quần đảo Mã Lai.

  • Malayadvipa - xuất hiện trong chương 48, Vayu Purana. Nó có nghĩa là "lục địa đảo-núi" và được mô tả là một trong các tỉnh của quần đảo phía Đông thần thoại-đầy vàng và bạc. Một số học giả coi thuật ngữ này tương đương với Sumatra,[19] song một vài học giả Ấn Độ cho rằng thuật ngữ này nói đến bán đảo Mã Lai đồi núi hơn, còn Sumatra có liên hệ chính xác hơn với Suvarnadvipa.[20][21][22][23][24]
  • Maleu-kolon - xuất hiện trong tác phẩm Geographia của Ptolemaeus. Từ này được cho là có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Phạn malayakolam hay malaikurram, đề cập đến một bộ phận địa lý của bán đảo Mã Lai.[25]
  • Mạt La Du (末羅遊) - Nghĩa Tịnh đề cập đến, ông là người đã đến viếng thăm quần đảo Mã Lai trong các năm 688–695. Vương quốc Mạt La Du nằm cách 15 đi thuyền từ Cự Cảng (巨港, Palembang), kinh đô của Thất Lợi Phật Thệ (室利佛逝, Srivijaya). Cũng mất 15 ngày đi thuyền để đến Ka-Cha (Kedah) từ Mạt La Du; do đó, Mạt La Du có thể nằm ở nửa đường trên quãng đưỡng đường giữa hai địa điểm trên.[26] Một thuyết phổ biến thì liên hệ Mạt La Du với Jambi tại Sumatra,[15] tuy nhiên vị trí địa lý của Jambi mâu thuẫn với mô tả của Nghĩa Tịnh về "nửa đường đi thuyền giữa Kedah và Palembang". Đến thời Nhà Nguyên (1271–1368) và Nhà Minh (1368–1644), từ Mạt La Du được đề cập đến thường xuyên trong các văn bản lịch sử để đề cập đến một quốc gia ở gần Nam Hải. Các thuật ngữ khác được sử dụng là "Mộc Lạt Do" (木剌由), Ma Lý Dữ Nhi (麻里予兒), Vu Lai Do (巫来由) - tồn tại trong bản ghi chép của nhà sư Huyền Trang), và Vô Lai Do (無来由).
  • Malaiur - được ghi trên bức tường phía nam của đền Brihadeeswarar. Nó mô tả về một vương quốc có "một ngọn núi vững chắc phục vụ cho sự phòng vệ của nó" tại bán đảo Mã Lai, đã thất thủ trước những kẻ xâm lược Chola trong chiến dịch của Rajendra Chola I vào thế kỷ XI.
  • Bhūmi Mālayu - (nghĩa là "Vùng đất của Malayu"), một bản dịch của Slamet Muljana từ câu khắc Padang Roco có niên đại từ năm 1286.[27] Thuật ngữ này có liên hệ với vương quốc Dharmasraya.
  • Ma Lý Dữ Nhi (麻里予兒) - được ghi trong thư tịch của Nhà Nguyên, đề cập đến một quốc gia trên bán đảo Mã Lai phải đối mặt với sự bành trướng về phía nam của vương quốc Sukhothai, dưới thời gian trị vì của Ram Khamhaeng.[28] Thư tịch viết: "..tình trạng thù địch diễn ra giữa Xiêm La và Ma Lý Dữ Nhi bao gồm việc hai bên giết hại lẫn nhau...". Để đáp lại hành động của Sukhothai, một sứ giả Trung Quốc đã đến triều đình của Ram Khamhaeng vào năm 1295 và mang theo một chiếu chỉ: "Giữ lấy lời hứa của nhà ngươi và không làm điều sai trái với Ma Lý Dữ Nhi".[29]
  • Malauir - trong ghi chép của Marco Polo là một vương quốc nằm trên bán đảo Mã Lai,[30][31] có thể tương tự như quốc gia được đề cập đến trong thư tịch Nhà Nguyên.
  • Malayapura - (có nghĩa là "thành phố Malaya" hay "vương quốc Malaya"), được ghi trong câu khắc Amoghapasa có niên đại từ năm 1347. Thuật ngữ được Adityawarman sử dụng để đề cập đến Dharmasraya.
  • Sungai Melayu - (nghĩa là "sông Melayu"), được đề cập trong Biên niên sử Mã Lai khi nói đến một con sông tại Sumatra: "...Đến đây, bây giờ là câu chuyện về một thành phố được gọi là Palembang trong vùng đất Andelas. Cai trị nó là Demang Lebar Daun, một hậu duệ của Raja Shulan, và nó có một con sông tên là Muara Tatang. Trên vùng thượng du của Muara Tatang là một con sông gọi là Melayu, và trên sông có một ngọn đồi gọi là Si-Guntang Mahameru...".

Những giải thích hợp lý khác về nguồn gốc của tên gọi đã được xác định trong các ngôn ngữ khác, như từ malaiyur trong tiếng Tamil được sử dụng để chỉ khu vực đồi núi-nơi nền văn minh Kadaram được xây dựng nên tại Kedah (ngày nay), hoặc từ mlayu ("chạy" trong tiếng Java bắt nguồn từ mlaku (đi bộ hoặc đi lại), hoặc trong thuật ngữ Mã Lai melaju (tăng tốc đều đặn), để chỉ tính chất lưu động và di trú cao của người dân của nó, tuy nhiên các đề xuất này vẫn là sự tin tưởng địa phương và không có bằng chứng chứng thực.

Trong thời gian người châu Âu thuộc địa hóa khu vực, từ "Malay" được đưa vào tiếng Anh thông qua tiếng Hà Lan "Malayo", và bản thân từ này lại có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha "Malaio", và có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai "Melayu". Từ "Mã Lai" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung giản thể: 马来; phồn thể: 馬來; bính âm: Mǎlái, do người Trung Quốc phiên âm tên nước Malaysia thành "Mã Lai Tây Á" (马来西亚 - Mǎláixīyà).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Mã_Lai http://www.kkbs.gov.bn/html/pakaian_tradisi.htm http://www.pelitabrunei.gov.bn/news/pelita/01julai... http://us.detikfood.com/read/2010/06/21/160229/138... http://www.guoxue.com/shibu/24shi/yuanshi/yuas_210... http://kebunketereh.com/?p=387 http://www.malaysia.com/nasi-lemak-food.html http://melayuonline.com/eng/about/dig/2 http://www.omniglot.com/writing/malay.htm http://www.scribd.com/doc/82001895 http://asalehudin.wordpress.com/2009/04/25/serampa...